Tất tần tật về thủ tục lau dọn bàn thờ ông công ông táo ngày cuối năm

Thủ tục lau dọn bàn thờ ông công ông táo thường được thực hiện sau lễ cúng ngày 23 tháng chạp hằng năm. Gia chủ dâng lễ tạ ơn ông công ông táo đã phù hộ cho gia đình mình trong năm qua. Đồng thời sửa soạn áo xe, tiền vàng để ông lên chầu với thiên đình, xin cho gia đình năm tới nhiều tài lộc.

Những điều bạn còn chưa biết về bàn thờ ông công ông táo

Ông công ông táo là một sự tích dân gian, được lấy từ điển tích của Lão giáo Trung Quốc. Ông công hay ông táo là tên gọi chung cho hình tượng của ba vị thần linh cai quản các việc trong gia đình. Trong đó Thổ Công có nhiệm vụ trông coi việc trong bếp, Thổ Địa trông coi đất đai nhà cửa, Thổ Kỳ quản lý việc chợ búa.

lau dọn bàn thờ ông công ông táo
Mâm cúng truyền thống ngày ông công ông táo

Lễ cúng ông công ông táo dịp cuối năm là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam. Sau lễ cúng, gia chủ sẽ lau dọn bàn thờ cúng ông công ông táo để đón ông về lại trước đêm giao thừa. Vì vậy, thời gian từ ngày 24 đến ngày 28 tháng chạp là thời điểm thích hợp nhất để lau dọn bàn thờ cúng ông táo.

Theo quan niệm của các bậc tiền bối, bàn thờ ông công ông táo được gia chủ thờ ở một vị trí trang nghiêm. Có thể đặt bàn thờ ông công ông táo cùng với bàn thờ chính hoặc thờ riêng ở trong nhà bếp. Vì vậy đến ngày 23 tháng chạp hàng năm, gia chủ sẽ dọn dẹp bàn thờ của ông để đặt lễ cúng. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ xe ngựa, đồ ăn, tiền vàng để ông lên trầu trời xin cho gia chủ tài lộc và bình an trong năm tới.

Ngoài lễ cúng don ban tho ngay ong cong ong tao hàng năm thì gia chủ còn cúng vào dịp đầu tháng và ngày rằm. Các lễ vật đặt lên bàn thờ như hoa quả, đồ uống được sắp xếp trang nghiêm, sau đó gia chủ sẽ thắp nhang và khấn mời các vị nhận lễ. Bên cạnh đó gia chủ cũng không quên cầu xin các vị hướng cho gia đình mình được bình an và tài lộc.

Thờ ông công ông táo sao cho đúng?

Theo suy nghĩ của người Việt, xung quanh mình luôn tồn tại những linh hồn của thần và quỷ. Thần sẽ đại diện cho cái tốt đẹp và lương thiện, họ sẽ bảo vệ con người khỏi sự tấn công của quỷ ác. Vì vậy việc thờ cúng tổ tiên cũng như các vị thần linh sẽ giúp cho họ cảm thấy được phù hộ, che chở. Hướng con người sống đúng với đạo hiếu, lưu giữ truyền thống của cha ông để lại.

lau dọn bàn thờ ông công ông táo 3
Một mâm cúng ông Táo được trang trí màu sắc hiện đại

Những tín ngưỡng thờ phụng hầu hết được truyền miệng từ đời này sang đời khác và không có ghi chép cụ thể. Vì vậy phong tục dọn bàn thờ ông công ông táo ở mỗi vùng miền cũng có sự khác biệt. Những thủ tục và lễ vật cúng lên sẽ có nét khác nhau, mang đậm phong cách vùng miền. Mỗi gia chủ sẽ chuẩn bị nghi lễ theo khả năng của mình, quan trọng nhất là sự thành tâm hành lễ. 

Như vậy, không có một chuẩn mực đúng sai cho thủ tục dọn bàn thờ ngày ông công ông táo. Điều quan trọng nhất chính là niềm tin của gia chủ. Khi họ đặt niềm tin và thành tâm, họ sẽ cảm nhận được sự an yên trong lòng để sống và làm việc hướng thiện. Và bất cứ niềm tin nào cũng tạo cho con người thêm một năng lượng vô hình. Khi bạn tin mình có thể vượt qua, bạn sẽ tập trung hết sức lực để đạt được điều đó. Khi bạn nghĩ rằng mình chỉ có thất bại, bạn sẽ chẳng thể nào làm khác được.  

Nghi lễ cúng ông công ông táo theo truyền thống dân gian ở miền Bắc

Ở miền bắc, người dân thường dâng lễ cúng ông công ông táo từ rất sớm. Một số gia đình bắt đầu cúng từ ngày 20, muộn nhất là trưa ngày 23 tháng chạp phải xong lễ. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà họ sẽ chuẩn bị hợp lý để dâng lên các vị Táo một bữa thịnh soạn nhất. Mâm cỗ thường sẽ có đầy đủ các món ăn như xôi, gà luộc, chả lụa, nem và nước canh. Trái cây, bình hoa và đèn cày cũng không thể thiếu trong mâm cỗ. Ngoài ra, gia chủ sẽ sắm bộ mũ áo mới cho các Táo mặc đi lên chầu.

Sau khi mời các vị dùng lễ, người dân sẽ phóng sinh cá chép ra bờ sông để các táo làm phương tiện lên chầu trời.

lau dọn bàn thờ ông công ông táo 2
Cá chép để phóng sinh cho ông Táo cưỡi lên chầu trời

Trước khi đón ông táo về, gia chủ sẽ dọn bàn thờ cúng ông công ông táo cho sạch sẽ và trang nghiêm. Lễ rước sẽ được dâng lên vào ngày 28 tháng chạp, vì người dân cho rằng thời gian này Táo đã vào chầu xong và chuẩn bị quay về nhà. Đó cũng là thời gian chuyển tiếp giữa năm cũ và năm mới, phải đón ông Táo về trước giao thừa nếu không gia chủ sẽ ko được an yên.

Nghi lễ cúng ông công ông táo ở miền Trung

Miền trung thì lễ cúng ông táo thường diễn ra vào tối 22 hoặc sáng 23 âm lịch. Mâm cỗ cúng cũng bao gồm gà luộc và các món ăn truyền thống của vùng. Ngoài ra một số vùng như Huế, Hội An còn dâng lễ bằng bộ tượng đất Táo quân, dựng cây nêu. Điểm nổi bật của mâm lễ miền trung là phải có cá thu hoặc cá ngừ. Vì đây là đặc sản của miền biển, người dân dâng lên Táo quân với lòng tạ ơn công lao của ngài đã phù hộ cho gia đình trong năm qua.

Phương tiện lên chầu của Táo miền trung là con ngựa bằng giấy với đủ bộ yên và cương.

Nghi lễ cúng ông công ông táo ở miền Nam

Lễ cúng ông táo của người miền nam thường diễn ra vào buổi tối. Vì họ quan niệm sau bữa ăn tối thì bếp núc mới sạch sẽ để mời lễ ông Táo, tiễn ông lên chầu. 

Nghi lễ cúng ông Táo ở miền nam cũng có các món ăn như hai miền trên. Ngoài ra, có thêm dĩa đậu phộng và kẹo vừng đen là món ăn vặt thường thấy hằng ngày. Miền nam ít thả cá chép, ngược lại họ đốt tiền vàng và mũ, áo cùng đôi hài để làm phương tiện cho các táo.

Thủ tục dọn bàn thờ ngày ông công ông táo

Tuy mỗi vùng miền có thủ tục dọn bàn thờ ngày ông công ông táo khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều hướng tới cầu mong an bình cho gia đình. Lưu ý là phải cúng ông công ông táo xong mới dọn bàn thờ. Nếu gia đình bạn đặt lư hương thờ ông táo cùng với bàn thờ chính thì nên tỉa chân nhang và dọn dẹp cùng lúc trước ngày 28 Tết. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các bậc lão thành trong gia đình. Vì các ông bà lớn tuổi thường là người thông thạo mọi lễ nghi nhất. 

Nếu bạn vẫn chưa biết lau don ban tho ngay ong cong ong tao bắt đầu như thế nào thì hãy làm theo các bước dưới đây nhé.

Bước 1: Chuẩn bị mâm cỗ và phương tiện cho các Táo

Bước 2: Bày mâm cỗ, hoa quả trang trí và thắp đèn, thắp nhang khấn mời các vị Táo nhận lễ; đọc bài khấn Táo quân.

Bước 3: Hóa vàng hoặc phóng sinh phương tiện cho Táo lên chầu trời.

Bước 4: Dọn bàn thờ ông công ông táo và tỉa chân nhang

Đây là bước chúng ta cần lưu ý nhất nhằm để tránh phạm tới các điều kiêng kỵ.

lau dọn bàn thờ ông công ông táo 4
Cách tỉa chân nhang

Trước khi don ban tho cung ong cong ong tao, gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, và đọc bài khấn xin phép được bao sái, tỉa chân hương dọn dẹp. 

  • Chân hương cũ phải được rút tỉa nhẹ nhàng, không ồn ào, tránh làm dịch chuyển hay đổ bể lư hương, bình hoa và các đồ trang trí khác.
  • Giữ lại 3 chân hương đẹp còn dính cuống tàn, còn tro tàn thì dùng thìa xúc ra cùng chân hương cũ.
  • Dùng giẻ hoặc chổi sạch quét dọn bụi, tàn hương phải lau bằng nước pha rượu và gừng. Sau khi quét hết bụi bặm, dùng rượu gừng hoặc nước hương ngũ vị xịt lên toàn bộ bàn thờ cho khử mùi ô uế.
  • Toàn bộ chân hương phải được hóa tro và đổ ở gốc cây hay các sông, tránh vứt đổ ở những nơi không tôn nghiêm.

Bước 5: Bày mâm trái cây, thắp nhang khấn mời Táo quay lại, tiếp tục công việc của một năm mới.

Trên đây là tổng hợp tất cả những thủ tục dọn bàn thờ cúng ông công ông táo hữu ích nhất cho các bạn tham khảo có thể ghé thăm Nội Thất 24 để có nhiều mẫu mới. Chúc các bạn có một mâm lễ ưng ý, cầu được nhiều tài lộc cho gia đình mình.

10 chất vàng Mộc Style

  • Giá rẻ hơn 30% so với thị trường nhờ trực tiếp sản xuất
  • Chất lượng cao cấp với nguồn nguyên liệu tuyển chọn
  • Sản phẩm tinh tế, sắc nét
  • Sáng tạo đỉnh cao, tối ưu công năng sử dụng
  • Tiến độ nhanh, chính xác, đúng hẹn
  • Chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp
  • Tư vấn chuyên sâu với đội kiến trúc sư dạn dày kinh nghiệm
  • Bảo hành 1 năm, bảo trì trọn đời
  • Miễn phí thiết kế, free thi công khi đặt đóng nội thất
  • Giảm tiếp 10% khi khách hàng đặt mua lần 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *