Để chuẩn bị cho một năm mới trọn vẹn chúng ta thường dọn bàn thờ ngày tết đón chờ điều tốt lành. Hãy cùng tìm hiểu cách lau bàn thờ ngày Tết nhé!
Cứ mỗi độ xuân về, nhà nhà lại háo hức sắm sửa để chuẩn bị cho một khởi đầu mới. Bên cạnh việc tân trang, chúng ta cũng song song với việc dọn dẹp, sắp xếp lại nơi ở của mình. Điều mà chắc hẳn nhiều người quan tâm nhất chính là dọn bàn thờ ngày Tết. Mời bạn tham khảo những cách sau để dọn dẹp bàn thờ đúng chuẩn đón tài lộc cả năm nhé!
Những điều quan trọng cần nhớ trước khi lau dọn bàn thờ
“ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc lau dọn bàn thờ ngày Tết rất cần thiết và quan trọng. Làm tốt điều này sẽ thể hiện được tấm lòng của bạn đối với ông bà tổ tiên, tôn giáo của mình. Bên cạnh đó còn mang lại nguồn năng lượng tốt cho bạn và gia đình, giúp cả nhà có một năm mới bình an. Vậy lau dọn bàn thờ bằng nước gì, cần chuẩn gì thứ gì khi lau dọn?

-
Vật dụng lau bàn thờ phải riêng biệt
Vì bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng, thể hiện sự tôn kính của con cháu và những người trong nhà với tôn giáo, ông bà tổ tiên. Thế nên vật dụng để lau dọn bàn thờ phải là đồ mới chưa qua sử dụng và phải để riêng biệt.
Tuyệt đối không sử dụng khăn, vải, chổi đã dùng cho các việc dọn dẹp hàng ngày vì không chỉ chúng mang nhiều ô uế, nhơ trượt mà còn bất kính với nơi tôn nghiêm.
Nước lau bàn thờ phải là nước sạch, hoặc các loại nước thơm được nấu từ thảo dược. Bạn nhớ không lấy nước đã lau bàn thờ này để lau cho bàn thờ khác nhé!

-
Thắp hương thông báo các vị trước khi dọn dẹp
Từ bé chúng ta đều được dạy trước khi làm gì đến nơi ở, đồ vật của người đều phải xin phép trước khi dùng, thay đổi chúng. Việc thông báo với gia tiên trước khi bạn chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ cũng vậy. Trước khi bắt đầu công việc thanh tẩy ngày Tết, việc đầu tiên bạn nhớ làm chính là chuẩn bị đĩa hoa quả và thành tâm đốt nén hương thông báo cho các vị, ông bà tổ tiên để xin phép tiến hành công việc lau chùi.
Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23 Tết?
Thời gian thích hợp để bạn có thể dọn bàn thờ ngày Tết là từ ngày 23 tháng Chạp, tức sau lễ đưa ông Táo về trời. Việc dọn dẹp cần được kết thúc trước 12h00 đêm 30 Tết. Theo quan niệm của phương Đông thì vào khoảng thời gian này các vị Phật, vị thần và ông bà tổ tiên đã đi vắng. Vậy nên đây chính là thời điểm thích hợp để gia chủ tân trang nơi thờ cúng trong nhà mà không làm thất lễ đến các vị.

Ngoài ra còn có quan niệm rằng thời điểm tốt nhất để dọn dẹp bàn thờ trong ngày bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa, hoặc từ 13 giờ đến 17 giờ 55 phút cùng ngày. Bạn lưu ý tuyệt đối không nên lau dọn bàn thờ vào thời gian đang đến chu kỳ kinh nguyệt hay cơ thể chưa sạch sẽ, tươm tất.
Ngoài ra cũng có một số thắc mắc rằng có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên? Theo quan niệm tâm linh bạn chỉ nên lau bàn thờ định kỳ 2 đến 3 tháng 1 lần. Vì nơi thờ cúng không nên dịch chuyển, động chạm nhiều để tránh phạm phải điều đại kỵ. Bạn không cần phải dọn dẹp thường xuyên, nếu thấy có bụi bẩn chỉ cùng dùng chổi sạch quét nhẹ đi là được.

Cách lau dọn bàn thờ cúng ông Công, ông Táo đón Tết
Ông bà xưa thường quan niệm rằng ông Táo sẽ lên chầu trời độ khoảng 7 ngày. Đây chính là thời điểm thích hợp để gia chủ lau dọn bàn thờ cúng ông Công, ông Táo.

Bất kể dọn dẹp bàn thờ ở vị trí nào, bạn cũng đều phải giữ thân thể sạch sẽ, khăn lau mới để tiến hành công việc. Quy tắc để dọn dẹp bạn cần phải lau từ trên cao xuống dưới thấp. Sau đó nhẹ nhàng lau các tượng, bài vị bằng khăn mềm ẩm, nước lau bàn thờ phải là nước sạch. Hãy cẩn thận tránh va chạm làm trầy xước các tượng vì đó là điều kiêng kị.

Việc xê dịch lư hương khi lau dọn cũng là điều mà bạn nên tránh. Vì điều này sẽ làm động thổ và có thể ảnh hưởng đến gia chủ, đến tâm thức của mỗi người. Nếu chẳng may bạn có động chạm đến lư hương sau khi lau dọn hãy sám hối và đặt lư hương trở về vị trí ban đầu. Hãy thành tâm và khẩn cầu để tổ tiên, các vị bề trên chứng giám. Từ đó sẽ tránh mang lại những điều xui xẻo đến cho cuộc sống gia đình bạn.
Một số lưu ý bỏ túi cho bạn khi lau dọn bàn thờ
- Khi thay tro, bạn hãy dùng muỗng múc tro trong lư hương ra từng chút một thay vì đổ đi một lần. Sau khi múc hết bạn đổ liền tro mới vào, điều này mang ý nghĩa “ ra nhỏ vào lớn”. Làm như thế tiền tài vào nhiều mà ra ít, đại lợi về sau.
- Bạn có thể lau bàn thờ bằng rượu trắng nhưng tuyệt đối không lau tượng phật bằng rượu. Hãy nấu nước thảo dược từ lá bưởi, hay nước ấm để lau tượng.
- Mâm cơm sẽ là thứ được dâng lên cúng các vị, ông bà. Thế nên nơi đặt mâm cơm phải được lau chùi sạch sẽ tránh để bụi bẩn tích tụ.
- Trước khi lau dọn phải mặc đồ nghiêm túc, không phản cảm. Một số gia đình kỹ tính sẽ có trang phục riêng khi lau dọn bàn thờ. Bạn có thể mặc đồ lịch sự, kín đáo là được và tuyệt đối không mang váy ngắn, áo ba lỗ và quần đùi.
Kết thúc một năm cũ, chuẩn bị đón chào năm mới ai ai cũng háo hức chờ mong. Vì thế việc dọn dẹp tân trang nơi thờ cúng cũng giúp tinh thần bạn được thanh tẩy. Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách lau dọn bàn thờ ngày Tết. Hãy ghé Nội Thất 24 để đọc thêm nhiều điều hay nữa bạn nhé!

10 chất vàng Mộc Style
- Giá rẻ hơn 30% so với thị trường nhờ trực tiếp sản xuất
- Chất lượng cao cấp với nguồn nguyên liệu tuyển chọn
- Sản phẩm tinh tế, sắc nét
- Sáng tạo đỉnh cao, tối ưu công năng sử dụng
- Tiến độ nhanh, chính xác, đúng hẹn
- Chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp
- Tư vấn chuyên sâu với đội kiến trúc sư dạn dày kinh nghiệm
- Bảo hành 1 năm, bảo trì trọn đời
- Miễn phí thiết kế, free thi công khi đặt đóng nội thất
- Giảm tiếp 10% khi khách hàng đặt mua lần 2