Cách bao sái bàn thời đúng cách hợp phong thủy

Bao sái bàn thờ là một phong tục truyền thống của người Việt vào dịp cuối năm. Người người nhà nhà dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bao sái bát nhang cầu mong sức khỏe, thu hút vượng khí đón năm mới. Chuyện tâm linh không thể hời hợt, mời bạn đọc lắng nghe chuyên gia Nội Thất 24 chia sẻ cách bao sái bàn thời đúng cách.

Bao sái bàn thờ
Bao sái bàn thờ – tâm linh người Việt tồn tại từ ngàn đời nay

Nguồn gốc việc báo sái bàn thờ

Từ ngàn đời xưa bàn thờ gia tiên luôn được xem là nơi tôn nghiêm nhất trong gia đình. Theo văn hóa tâm linh của người Việt, đây là nơi tưởng nhớ về những người đã khuất và có “quyền lực ngầm” khiến gia chủ không thể xem thường. 

Người Việt thường có thói quen dọn dẹp nhà cửa, bao sái bát nhang vào dịp cuối năm để đón Tết. Bởi ông cha ta quan niệm sự sạch sẽ chính là hồn cốt phong thủy. Mong cho 1 năm mới vận mới, mưa thuận gió hòa, tài lộc thăng hoa. Bao sái bàn thờ ngày nào trong năm cũng được chủ nhà xem cẩn thận. 

Bao sái bàn thờ là công việc lau dọn, rút tỉa chân nhang, thay tro và sắp xếp lại 1 số đồ thờ cúng. Thoạt nghe khá đơn giản nhưng là công việc khiến nhiều gia chủ lo lắng khi làm. Vì nếu thực hiện sai cách có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vận mệnh cho cả 1 năm hoặc mãi về sau. Do đó người được giao trọng trách bao sái rút tỉa chân nhang phải có kiến thức cơ bản về phong thủy tâm linh.

Bao sái bàn thờ vào ngày nào trong năm

Bao sái bàn thờ ngày nào tốt là điều cần nắm rõ đầu tiên. Tùy vào phong tục mỗi vùng miền người ta sẽ thực hiện vào các ngày khác nhau. Tuy nhiên cũng chỉ nằm trong khuôn khổ các ngày cuối năm cũ, thông thường từ 23 tháng Chạp.

Bao sái bàn thờ cuối năm được quyết định theo tuổi hoặc trong khả năng có thể của gia chủ. Nhiều người cẩn thận vẫn nhờ đến các chuyên gia phong thủy tư vấn, bấm ngày đẹp để bao sái, rút tỉa chân hương. Ngày bao sái bàn thờ năm 2022 đẹp nhất là các ngày 23, 25, 26 tháng Chạp.

Đối với gia chủ bận rộn công việc có thể thực hiện cùng ngày với lễ cúng ông Công ông Táo. Lưu ý là không gộp chung, cần thực hiện đủ 2 nghi lễ (có thể hoán đổi cho nhau):

– Nghi lễ 1: Cúng ông Công ông Táo

– Nghi lễ 2: Bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang

Việc rút tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ là điều quan trọng liên quan đên vấn đề tâm linh. Vì vậy khi bao sái gia chủ phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ thực hiện đúng các bước, tránh phạm huý gây hoạ mất lộc. Bạn cần tra ngày đẹp để bao sái bàn thờ năm 2022 hợp tuổi, hợp mệnh có thể tham khảo tại noithatkienminh.vn.

Bao sái bàn thờ 2
Bao sái chân nhang đón tết thể hiện lòng thành kính từ tâm của gia chủ

Hướng dẫn bao sái bàn thờ đúng cách theo phong thuỷ

Bao sái ban thờ đúng cách có phức tạp hay không? Cần thực hiện những bước nào? Cách thực hiện ra sao? Chúng ta sẽ cùng ghi chép chi tiết 4 nội dung cần chuẩn bị sau:

Chuẩn bị lễ vật bao sái

Lễ vật trong bao sái bàn thờ cuối năm 2022 không phức tạp và tốn kém. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị những món đồ lễ sau:

– Khổ thịt luộc

– Đĩa xôi gấc hoặc đậu

– Rượu tĩnh

– Hoa quả tươi

– Tiền vàng tuỳ tâm

– Hoa tươi tốt nhất là cúc vàng

– 1 ấm trà mạn và 5 chén nhỏ

Dụng cụ cần chuẩn bị trước bao sái

Sau khi chuẩn bị lễ bao sái bàn thờ, chúng ta sẽ cần chuẩn bị thêm 1 số dụng cụ quan trọng sau:

– Một chiếc bàn phụ có phủ vải đỏ càng tốt. Vật dụng để đặt đồ thờ cúng (mâm cúng mặn đã chuẩn bị trước). Lưu ý bàn phải sạch sẽ, vững chãi khi sử dụng làm lễ.

– Chậu sạch chuyên dùng lau dọn bàn thờ hoặc 1 chiếc chậu mới nguyên. Tuyệt đối không dùng chậu đựng linh tinh các thứ trước đó. 

– Khăn sạch mới tinh chuyên lau bàn thờ. Tốt nhất mua loại khăn trắng, có khả năng thấm hút tốt dùng 1 lần xong bỏ. Chuẩn bị 2 chiếc: 1 chiếc lau khô, 1 chiếc lau ướt.

– Chuẩn bị nước chuyên lau bàn thờ. Bao sái bát nhang phải dùng bằng nước sạch pha rượu cho thêm vài lát gừng đập dập. Nếu muốn cầu kỳ và lưu hương thơm tâm linh đặc trưng, gia chủ có thể nấu nước ngũ vị hương hoặc 5 loại cây cỏ có mùi thơm.

Khấn xin phép bao sái bát nhang

Khâu khấn bái xin phép các cụ tổ tiên là vô cùng quan trọng. Gia chủ nên tham khảo một số bài khấn đã được các cụ tổ tiên vận dụng chia sẻ. Hoặc có thể tìm kiếm văn khấn chuẩn nhất tại noithatkienminh.vn. Bạn nên đọc trước cho nhuần nhuyễn và khấn phải xuất phát từ tâm. Thắp nhang, khấn xin và đợi hương tàn hẳn thì mới bắt đầu lau dọn bàn thờ. 

Thực hiện bao sái bát nhang chuẩn nhất

Học cách bao sái bàn thờ bạn nhất định không được bỏ qua bất kỳ những bước quan trọng sau:

– Những món đồ có thể di chuyển bạn nên hạ nhẹ nhàng đặt xuống chiếc bàn phủ vải đỏ. Tuyệt đối không được làm đổ vỡ hay sứt mẻ đồ thờ.

– Lau lần lượt từ bài vị, bát hương và các món đồ thờ khác, không được phép làm ngược. Sau đó tỉa bớt chân nhang chỉ để lại từ 3 đến 5 chân nhang, không để số chẵn. Tốt nhất 5 chân để đứng chữ sinh mang đến nhiều tài lộc và sức khoẻ. Đối với những gia tiên cần thay tro, nên sử dụng 1 cái thìa sạch nhỏ xúc đổ tro. Không đổ ụp cả bát hương sẽ không tốt, theo tâm linh là đổ mất lộc – tài.

– Lau sạch sẽ các đồ thờ rồi để khô tự nhiên, ta tiến hành lau đến bàn thờ. Khi mọi thứ đã sạch và khô tiến hành sắp xếp các đồ thờ về đúng vị trí ban đầu.

Sau khi bao sái ban thờ, gia chủ sắp mâm quả, hoa, tiền vàng kèm giấy sớ lên ban. Đặt mâm cỗ mặn đã chuẩn bị trước đó lên bàn phủ vải đỏ và tiến hành thắp hương thỉnh thần linh thổ địa, gia tiên thụ lộc. Bước này cũng là khâu chốt báo cáo đã xong việc.

Một số lưu ý trong cách bao sái ban thờ cuối năm

Bao sái bàn thờ hàng năm của con cháu là thể hiện lòng thành kính đối với gia tiên tiền tổ. Theo phong thuỷ tâm linh của người Việt, việc làm này còn đem lại sinh khí, tài vận mới cho gia chủ trong năm sắp tới. Do đó, bạn cần lưu ý thêm 1 số đặc điểm sau đây:

Bao sái ban thờ khi nào? Tốt nhất từ 23 – 28 tháng Chạp, không muộn hơn hoặc làm quá sớm. Bạn có thể chọn ngày giờ hoàng đạo để thực hiện việc bao sái.

– Người bao sái tốt nhất là gia chủ, phải tắm rửa sạch sẽ, trang phục quần áo dài. Tránh ăn mặc hở hang, váy vóc.

– Khi tỉa bát nhang nên giữ lại ít nhất 3 chân nhang của năm cũ. Chỉ để lại số lẻ không để lại số chẵn vì theo quan niệm dân gian: chẵn – âm, lẻ  – dương.

Bao sái bàn thờ 3
Tỉa chân nhang để lại số lẻ từ năm cũ và cắm chụm đẹp vào nhau

Bao sái bàn thờ là 1 trong những phong tục tập quán thú vị đã tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Việc lau dọn ban thờ, bao sái bát nhang không chỉ bày tỏ sự thành tâm, hiếu nghĩa mà nó còn là mong cầu sự phù hộ cho sức khỏe, tài lộc dồi dào cho năm mới sắp đến. Do đó việc rút tỉa chân hương vào dịp cuối năm rất cần sự chỉnh chu và cẩn thận. Để được tư vấn thêm các bước bao sái bát nhang chuẩn phong thuỷ, bao sái bàn thờ ngày nào đẹp. Bạn đọc đừng ngại liên hệ với NỘI THẤT 24. Các chuyên gia phong thuỷ của công ty luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin và tư vấn chi tiết hoàn toàn miễn phí cho bạn.

10 chất vàng Mộc Style

  • Giá rẻ hơn 30% so với thị trường nhờ trực tiếp sản xuất
  • Chất lượng cao cấp với nguồn nguyên liệu tuyển chọn
  • Sản phẩm tinh tế, sắc nét
  • Sáng tạo đỉnh cao, tối ưu công năng sử dụng
  • Tiến độ nhanh, chính xác, đúng hẹn
  • Chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp
  • Tư vấn chuyên sâu với đội kiến trúc sư dạn dày kinh nghiệm
  • Bảo hành 1 năm, bảo trì trọn đời
  • Miễn phí thiết kế, free thi công khi đặt đóng nội thất
  • Giảm tiếp 10% khi khách hàng đặt mua lần 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *