Từ ngàn đời xưa các cụ tổ tiên đã lưu truyền lại những bài khấn dọn bàn thờ cho con cháu mai sau. Sau mỗi thế hệ văn khấn cũng dần được biến tấu sao cho phù hợp với hiện tại. Tuy nhiên giá trị cốt lõi vẫn luôn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Bài viết dưới đây NỘI THẤT 24 sẽ chia sẻ bài khấn xin phép dọn bàn thờ truyền thống phù hợp cho mọi gia đình Việt.

Tìm hiểu nét đẹp văn hoá của tục bao sái bàn thờ
Vào dịp cuối năm các gia đình truyền thống Việt sẽ tiến hành dọn dẹp nhà cửa và bao sái bát nhang đón Tết. Lễ bao sái thường được thực hiện sau 23 tháng Chạp và đây được coi là 1 nghi thức quan trọng trong tâm linh phong thuỷ.
Bao sái tức là lau dọn sạch sẽ, tỉa bớt chân nhang hoặc thay tro mới cho bát hương để chuẩn bị đón Tết âm lịch. Mục đích của việc bao sái tỉa chân nhang chính là:
– Hướng về cội nguồn, gốc gác tổ tiên bên nội tộc. Thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn những người đã khuất và các vị thần linh cai quản đất đai.
– Theo tín ngưỡng dân tộc, bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên và các bậc thần linh cai quản mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Lau dọn bàn thờ đón năm mới với hy vọng các cụ phù hộ cho 1 năm sắp tới sức khoẻ dồi dào, bình an, lộc tài như ý.
Bao sái bát nhang được coi là nghi thức vô cùng quan trọng về mặt tâm linh. Do đó gia chủ cần đặc biệt phải thận trọng khi tiến hành. Trước và sau khi thực hiện cần phải đọc văn khấn rút chân nhang bàn thờ thổ công. Sau đây là 2 bài văn khấn chuẩn Nôm bạn cần phải ghi chép lại chuẩn bị cho Tết 2022.
Bài văn khấn chuẩn trước và sau khi dọn bàn thờ đón Tết
“Tiên học lễ hậu học văn” – văn hoá truyền thống của người Việt Nam, đây chính là nét đẹp cần được lưu truyền mãi mãi. Giá trị văn hoá lễ nghi được ứng dụng triệt để trong các nghi thức truyền thống.
Thông thường gia chủ sẽ cần làm lễ, đọc văn khấn trước và sau khi tiến hành bao sái bát hương. Trước là để xin phép các vị thần linh thổ địa, tổ tiên gia tộc cho phép được lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Sau là để thông báo với các ngài là đã thực hiện nghi lễ xong và mời các ngài ngự lại án hương để tiếp tục thờ cúng. Nếu bạn chưa nắm được bài cúng xin lau dọn bàn thờ chuẩn nhất hãy tham khảo 2 bài dưới đây:
Bài văn khấn trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ
Nội dung chính bài khấn dọn bàn thờ trước khi tiến hành:
“ Nam mô A Di Đà Phật (đọc và chắp tay vái 3 lần)
Con xin tấu lạy 09 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Táo phủ Thần quân, Đông Trù Tư mệnh. Con xin tấu lạy các cụ gia tiên tiền tổ họ …., bà tổ cô (tên hiệu), các bà cô, ông mãnh, cô bé – cậu bé đỏ…
Kim thần tín chủ là:……………………………………(Liệt kê các thành viên trong gia đình)
Chúng con cư trú tại: số nhà/phường/xã/thị trấn….
Hôm nay là ngày…tháng….năm….con tự xét thấy bản thân còn thiếu sót khi để hương án vướng bụi trần, con xin thành tâm sám hối. Con xin phép được bao sái bát nhang gia tiên cho trang nghiêm, thanh tịnh. Mong các chư vị thần linh, các cụ gia tiên tiền tổ họ…, bà cô tổ, ông mãnh, cô bé, cậu bé đỏ…chấp thuận. Kính mong các chư vị chứng minh giám hộ cho lòng thành của chúng con.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần đi kèm với chắp tay khấn vái)
Sau bài khấn xin phép lau dọn bàn thờ, gia chủ nên để hết nửa tuần nhang vừa thắp mới tiến hành bao sái, tỉa bớt chân nhang.
Bài văn khấn sau khi tiến hành lau dọn bàn thờ
Sau khi thực hiện hoàn tất bao sái bát nhang, ban thờ sạch sẽ tinh tươm, mọi thứ trở về nguyên vị trí cũ. Chúng ta sắm lễ và tiến hành đọc văn khấn thông báo như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc và chắp tay vái 3 lần)
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Táo phủ Thần quân, Đông Trù Tư mệnh. Con xin tấu lạy các cụ gia tiên tiền tổ họ …., bà tổ cô (tên hiệu), các bà cô, ông mãnh, cô bé – cậu bé đỏ…
Kim thần tín chủ là:……………………………………(Liệt kê các thành viên trong gia đình)
Chúng con cư trú tại: số nhà/phường/xã/thị trấn….
Con xin tấu lạy các cụ gia tiên tiền tổ họ …., bà tổ cô (tên hiệu), các bà cô, ông mãnh, cô bé – cậu bé đỏ…
Hôm nay là ngày…tháng….năm…. tín chủ con đã thực hiện xong việc bao sái bát nhang tiễn năm cũ đón năm mới…. Con xin kính mời các quan thần linh, gia tiền tiền tổ họ…về ngự lại nơi bàn thờ để chúng con tiếp tục việc thờ cúng.
Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc và chắp tay vái 3 lần)
Sau khi đọc xong văn khấn xin phép lau dọn bàn thờ, đến đây bạn có thể thở phào nhẹ nhõm vì các bước báo sái đã hoàn thành.
Những lễ cần sắm sửa cho báo sái bàn thờ
Lễ dâng cho ngày bao sái bát nhang khá đơn giản, mọi gia đình đều có thể sắm sửa dâng lên bàn thờ. Hiện nay khi đời sống người dân được nâng cao, “phú quý sinh lễ nghĩa” các lễ vật ngày càng sung túc đủ đầy hơn. Tuy vậy vẫn chỉ dựa trên mâm lễ cơ bản sau:
– 01 đĩa xôi (gấc hoặc đậu xanh)
– 01 khổ thịt luộc hoặc gà trống luộc
– 01 đĩa hoa quả tốt nhất có 5 loại quả
– 01 ấm trà ngon và 5 chiếc chén
– 03 lễ tiền vàng
– 02 bình hoa tươi
– Rượu nếp tĩnh

Chúng ta có thể dâng trước hoặc sau khi bao sái. Tuy nhiên cho phù hợp, đa số người dân Việt thường dâng lễ sau khi mọi thứ đã sạch sẽ tinh tươm. Lễ quả được sắp xếp lên ban, mâm cỗ mặn được đặt trên bàn nhỏ sạch sẽ có phủ vải đỏ. Gia chủ tiến hành đọc văn khấn lau dọn bàn thờ gia tiên sau khi bao sái xong. Chờ hết tuần nhang là tiến hành hoá giấy tiền với phần chân nhang năm cũ bị rút bớt. Nghi lễ sẽ được tiến hành từ 23 tháng Chạp đến 28,29 Tết, tốt nhất thực hiện trước 28 Tết để mọi thứ được chu toàn.
Những điều kiêng kỵ khi bao sái bát nhang gia chủ cần tránh
Trong quá trình bao sái bát nhang, đọc văn khấn lau dọn ban thờ có những điều kiêng kỵ mà gia chủ cần lưu ý tránh:
– Các đồ vật dùng lau dọn phải sạch, mới. Tuyệt đối không dùng chung các vật sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Đồ không sạch, tịnh sẽ phạm huý.
– Nước trong bao sái phải là nước sạch pha chút rượu thêm lát gừng hoặc ngũ vị hương. Đối với các bài vị thờ Phật sử dụng nước sạch ấm. Tuyệt đối không dùng nước lạnh lau dọn bàn thờ.
– Cần theo quy trình: lau bài vị thần Phật sau đó đến bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không bất kính, mạo phạm với thần phật sẽ tạo bất lợi với tổ tiên.
– Không làm đổ vỡ đồ thờ trong quá trình lau dọn. Nếu xảy ra đổ vỡ sẽ có điềm không may mắn sẽ xảy ra.
– Rút chân nhang chỉ để lại số lẻ chân nhang cũ, tốt nhất là 3 hoặc 5 chân nhang. Đối với việc thay tro, tuyệt đối không đổ úp ngược bát hương mà phải dùng 1 chiếc thìa múc từng thìa nhỏ. Điều này tránh tán tài tán lộc.

Theo các chuyên gia của Nội Thất 24, bài khấn dọn bàn thờ thể hiện nghi lễ tôn kính trước sau đối với thần linh và các vị tổ tiên. Trước những việc trọng đại cũng cần phải thưa gửi để nhận được sự đồng thuận các bên. Bài văn khấn xin phép dọn bàn thờ càng thành kính sẽ nhận được sự chứng giám, phù hộ độ trì cho gia chủ.

10 chất vàng Mộc Style
- Giá rẻ hơn 30% so với thị trường nhờ trực tiếp sản xuất
- Chất lượng cao cấp với nguồn nguyên liệu tuyển chọn
- Sản phẩm tinh tế, sắc nét
- Sáng tạo đỉnh cao, tối ưu công năng sử dụng
- Tiến độ nhanh, chính xác, đúng hẹn
- Chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp
- Tư vấn chuyên sâu với đội kiến trúc sư dạn dày kinh nghiệm
- Bảo hành 1 năm, bảo trì trọn đời
- Miễn phí thiết kế, free thi công khi đặt đóng nội thất
- Giảm tiếp 10% khi khách hàng đặt mua lần 2